top of page
Search

(Ngày 16/04/2025) Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai Cầu Phiêng Đanh, tỉnh Lai Châu

  • geovnu8386
  • 4 days ago
  • 3 min read

(Ngày 16/04/2025)

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

Sở Nông nghiệp và Môi trường vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh xem xét, công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại các vị trí: Cầu Phiêng Đanh tại Km1+512, Đường tỉnh (ĐT) 132; ngầm tràn Km1+500 tại tuyến đường Noong Hẻo - Nậm Mạ.

Do ảnh hưởng của mưa lũ hàng năm, vị trí Cầu Phiêng Đanh tại Km1+512/ĐT.132; ngầm tràn Km1+500 tại tuyến đường Noong Hẻo-Nậm Mạ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người và các phương tiện tham gia giao thông tại các vị trí này.


Phạm vi ảnh hưởng của tình huống thiên tai:

Cầu Phiêng Đanh (Km1+512), ĐT 132, do ảnh hưởng của mưa lũ, cọc khoan nhồi móng trụ T2 cầu Phiêng Đanh Km1+512, Đường tỉnh 132 có hiện tượng xói lở, làm lộ một phần khoảng 3-4m cọc khoan nhồi (qua kiểm tra sơ bộ phần cọc dưới mực nước có hiện tượng hư hỏng lớp bê tông bảo vệ làm lộ cốt thép cọc, do phần cọc nằm dưới mực nước sâu nên công tác kiểm tra không đánh giá được cụ thể mức độ hư hỏng). Hiện tại dòng chảy tập trung tại khoang nhịp số 03 (từ trụ T2 đến mố M2) gây bất lợi cho cọc khoan nhồi móng, bệ trụ T2 đặc biệt là khi có mưa lũ kèm theo đất, đá…

Ngầm tràn Km1+500 tại tuyến đường Noong Hẻo-Nậm Mạ (huyện Sìn Hồ): xuất hiện một số hư hỏng: xói trôi một phần bê tông lòng cầu tràn, sân gia cố bê tông cốt thép thượng hạ lưu, bê tông ốp mái đường đầu cầu tràn; bản chịu lực khoang số 02 của cầu tràn bị hư hỏng bong tróc bê tông bảo vệ làm lộ cốt thép chủ bản chịu lực nguy cơ mất an toàn.

Do ảnh hưởng của mưa lũ hàng năm, cầu Phiêng Đanh có dấu hiệu xuống cấp, gây nguy hiểm cho người và các phương tiện tham gia giao thông.


Các biện pháp thực hiện:

UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 13/3/2025 về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông, Sở Xây dựng đã triển khai tổ chức theo dõi, giám sát, túc trực phân luồng, xử lý khi có sự cố xảy ra tại các vị trí trên.


Đề xuất các biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra:

Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan: Duy trì thực hiện việc phân luồng, cảnh báo; chủ động, thường xuyên theo dõi diễn biến hiện trạng hư hỏng của cầu.

Thực hiện nạo vét, khơi thông cống, rãnh thoát nước xung quanh phạm vi cầu nhằm đảm bảo thoát nước.

Triển khai các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai hoặc sự cố công trình gây ra.


Nguồn: Báo Lai Châu

 
 
 

Comments


Chúng tôi sử dụng:

- Công nghệ học sâu và ảnh viễn thám độ phân giải cao để chiết xuất các dấu vết trượt lở - dòng bùn đá trong quá khứ, làm cơ sở dữ liệu để phân tích đặc tính vết tai biến;

- Công nghệ học máy và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phân tích, dự đoán, cảnh báo nguy cơ tai biến trượt lở đất và dòng bùn đá theo thời gian 5-7 ngày, và rủi ro tác động tới hệ sinh thái và sinh kế người dân.

Điều này giúp chúng tôi xác định nguy cơ, đưa ra biện pháp phòng tránh và hỗ trợ cộng đồng hiệu quả nhất.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Hội Đệ tứ - Địa mạo Việt Nam
  • Facebook
  • Link
z6381666266902_089432f1c8e6e0f88da2520f01624e14.jpg

Đơn vị thực hiện:

- Bộ môn Địa mạo, Địa lý - Môi trường biển,

Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

​​

​- Hội Đệ tứ - Địa mạo, Liên hiệp hội Việt Nam

© 2035 by Trượt lở - dòng bùn đá lưu vực sông Đà. Powered and secured by Wix 

bottom of page