top of page
Search

Cao tốc Hà Nội – Mộc Châu: Cú hích hạ tầng cho phát triển Tây Bắc

  • geovnu8386
  • 2 days ago
  • 2 min read

Tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Mộc Châu với tổng mức đầu tư khoảng 33.000 tỷ đồng được kỳ vọng phá thế độc đạo của Quốc lộ 6, mở ra không gian phát triển mới cho toàn vùng Tây Bắc.

Quốc lộ 6, đoạn từ Hoà Bình đi Sơn La
Quốc lộ 6, đoạn từ Hoà Bình đi Sơn La

Hiện nay, Quốc lộ 6 là tuyến huyết mạch nối Tây Bắc với Thủ đô, đóng vai trò quan trọng trong vận tải và du lịch. Tuy nhiên, tuyến đường dài hơn 420km này đang quá tải, thường xuyên ùn tắc, đặc biệt vào mùa cao điểm du lịch. Địa hình hiểm trở, đèo dốc liên tục khiến việc lưu thông khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro tai nạn, nhất là trong mùa mưa bão hoặc sương mù dày đặc.

Thị xã Mộc Châu đang trở thành điểm đến hút khách với hàng loạt thắng cảnh nổi bật như Hang Táu, thung lũng mận Nà Ka, Thác Dải Yếm... Trong 2 tháng đầu năm 2025, địa phương này đã đón gần 1 triệu lượt khách, mang lại doanh thu khoảng 1.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch – kinh tế ngày càng tăng.

Trước thực trạng đó, dự án cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Mộc Châu được xem là “đòn bẩy” chiến lược. Tuyến đường được chia thành 4 dự án thành phần, do hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La làm chủ đầu tư. Khi hoàn thành, thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Mộc Châu sẽ rút ngắn còn khoảng 2,5 giờ thay vì 6 giờ như hiện nay.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm, hạ tầng là “điểm nghẽn” lớn nhất trong phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, nơi có đến 13/14 tỉnh chưa cân đối được ngân sách. Việc đầu tư cao tốc không chỉ giúp kết nối vùng với Thủ đô, các cảng biển và quốc tế mà còn tạo điều kiện khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, dịch vụ và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Dự án cũng là bước đệm để hình thành tuyến cao tốc CT.03 nối Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên theo quy hoạch đến 2050, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông liên vùng phía Bắc.

 
 
 

Comments


Chúng tôi sử dụng:

- Công nghệ học sâu và ảnh viễn thám độ phân giải cao để chiết xuất các dấu vết trượt lở - dòng bùn đá trong quá khứ, làm cơ sở dữ liệu để phân tích đặc tính vết tai biến;

- Công nghệ học máy và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phân tích, dự đoán, cảnh báo nguy cơ tai biến trượt lở đất và dòng bùn đá theo thời gian 5-7 ngày, và rủi ro tác động tới hệ sinh thái và sinh kế người dân.

Điều này giúp chúng tôi xác định nguy cơ, đưa ra biện pháp phòng tránh và hỗ trợ cộng đồng hiệu quả nhất.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Hội Đệ tứ - Địa mạo Việt Nam
  • Facebook
  • Link
z6381666266902_089432f1c8e6e0f88da2520f01624e14.jpg

Đơn vị thực hiện:

- Bộ môn Địa mạo, Địa lý - Môi trường biển,

Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

​​

​- Hội Đệ tứ - Địa mạo, Liên hiệp hội Việt Nam

© 2035 by Trượt lở - dòng bùn đá lưu vực sông Đà. Powered and secured by Wix 

bottom of page